Trang chủ Chấm dứt hoạt động doanh nghiệp Thủ tục giải thể và phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam

Thủ tục giải thể và phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam

Giải thể và phá sản đều là những thủ tục pháp lý dẫn đến kết quả doanh nghiệp ngừng hoạt động, chấm dứt sự tồn tại. Tuy nhiên, nguyên nhân, trình tự, thủ tục thực hiện giải thể, phá sản lại hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

 

1. Khái niệm giải thể và phá sản 

– Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh do đã đạt được những mục tiêu đặt ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật. Có hai loại giải thể:

+ Giải thể tự nguyện: là trường hợp chủ doanh nghiệp thực hiện quyền rút lui khỏi thị trường thương mại vì những lý do riêng của họ hoặc trong điều lệ đã thỏa thuận.

+ Giải thể bắt buộc: là cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền buộc doanh nghiệp phải giải thể khi doanh nghiệp không đủ điều kiện luật định nào đó hoặc vi phạm pháp luật và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Phá sản doanh nghiệp là tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Mất khả năng thanh toán có nghĩa là  doanh  nghiệp không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.

2. Nguyên nhân dẫn tới việc giải thể, phá sản

– Đối với giải thể:

+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

+ Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

+ Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Đối với phá sản:

+ Yếu kém năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Thiếu khả năng thích ứng với hoạt động trên thương trường

+ Vi phạm chế độ, thể lệ quản lý của pháp luật về thương mại, doanh nghiệp.

3. Phân biệt giải thể và phá sản

 

Tiêu chí Phá sản Giải thể
Cơ sở pháp lý Luật phá sản năm 2014 và các văn bản khác liên quan Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản khác liên quan
Lý do Là do mất khả năng thanh toán nợ đến hạn – Do doanh nghiệp chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh nếu thấy mục tiêu đề ra không thể đạt được hoặc hoàn thành xong mục tiêu đó.

(Chú ý: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác).

– Bị thu hồi giấy phép hoạt động do VPPL

Cơ quan  thẩm quyền thực hiện Do toà án giải quyết – Do chủ cơ sở tự mình quyết định

– Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quyết định thụ lý giải quyết

Thủ tục tiến hành Theo thủ tục tư pháp do toà án có thẩm quyền tiến hành theo quy định pháp luật phá sản Theo thủ tục hành chính
Kết quả Có thể không chấm dứt hoạt động Chấm dứt hoạt động – xóa tên cơ sở sản xuất kinh doanh
Thái độ nhà nước đối với chủ sở hữu Cấm chủ sở hữu, người quản lý điều hành cơ sở SXKD bị phá sản không được hành nghề trong một thời gian Việc hạn chế quyền tự do kinh doanh không được đặt ra.

 

Để biết thêm thông tin về dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ cho Chúng tôi:

Công ty luật TNHH An Phước

Địa chỉ: P408, tòa nhà F4, Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 024.222.55.266

Email: anphuoclaw@gmail.com

Liên hệ Luật Sư Liên hệ hỗ trợ qua Zalo Fanpage Facebook
024.222.55.266