Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký chương trình đào tạo nghề thường xuyên
Theo quy định của pháp luật, ngoài hình thức đào tạo nghề trình độ sơ cấp thì doanh nghiệp có thể tổ chức đào tạo thường xuyên. Điều kiện tổ chức đào tạo, các chương trình đào tạo và trình tự, thủ tục xin cấp phép đào tạo được thực hiện như sau:
1. Điều kiện của các tổ chức đào tạo thường xuyên:
– Đang hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, ngành, nghề dự kiến tổ chức mở lớp đào tạo nghề;
– Có chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo của từng nghề được xây dựng, phê duyệt theo quy định của pháp luật;
– Có người dạy nghề là nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành, người có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 2/5 hoặc thợ bậc 3/7 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh, nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học trực tiếp giảng dạy đối với nghề đào tạo;
– Có cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và theo số lượng người học, thời gian đào tạo.
2. Xây dựng, lựa chọn, phê duyệt chương trình đào tạo nghề thường xuyên:
– Đào tạo thường xuyên được thực hiện với các chương trình sau:
- Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp;
- Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề;
- Chương trình chuyển giao công nghệ;
- Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng;
– Chương trình đào tạo thường xuyên phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề học, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tăng năng suất lao động hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo thường xuyên phải bao gồm các yếu tố:
- Tên chương trình đào tạo;
- Mục tiêu chương trình đào tạo;
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác và yêu cầu năng lực thực hiện nghề của người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo;
- Thời gian đào tạo: Bao gồm tổng thời gian thực hiện và thời gian cho các hoạt động (giảng dạy, thực hành, thực tập, kiểm tra);
- Quy trình đào tạo, điều kiện hoàn thành khóa học;
- Phương pháp và thang điểm đánh giá.
– Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia đào tạo thường xuyên tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng hoặc tổ chức lựa chọn chương trình đào tạo để phê duyệt và đưa vào tổ chức đào tạo.
– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải công khai các chương trình đào tạo thường xuyên của cơ sở mình tại trụ sở, cơ sở đào tạo, trong thông báo tuyển sinh hoặc trên website của cơ sở đào tạo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Thành phần hồ sơ, cơ quan giải quyết:
Đối với hình thức đào tạo thường xuyên, hồ sơ và trình tự, thủ tục được thực hiện tương tự như đối với hình thức đào tạo sơ cấp, cụ thể Quý khác hàng có thể xem chi tiết tại bài viết: Điều kiện, trình tự xin cấp Giấy chứng nhận hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp đối với doanh nghiệp.
Để biết thêm thông tin về dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ cho Chúng tôi:
Công ty luật TNHH An Phước
Địa chỉ: P408, tòa nhà F4, Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024.222.55.266
Email: anphuoclaw@gmail.com