Trang chủ Kinh nghiệm thực tiễn Thực tiễn cơ chế phối kết hợp giải quyết thủ tục đầu tư và thủ tục đăng ký doanh nghiệp của Nhà đầu tư nước ngoài

Thực tiễn cơ chế phối kết hợp giải quyết thủ tục đầu tư và thủ tục đăng ký doanh nghiệp của Nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là một trong những Quốc gia có sức hấp dẫn đầu tư bởi nguồn lao động trẻ, nền kinh tế mới phát triển và đặc biệt là những chính sách mở của Chính phủ tạo thuận lợi cho nhà đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy, trong thời gian gần đây, con số các dự án đầu tư nước ngoài đang dần một tăng, đặt biệt tại hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Để góp phần rút ngắn thủ tục hành chính và tạo thuận tiện cho nhà đầu tư khi vào Việt Nam, Chính phủ đã xây dựng “Cơ chế phối kết hợp giải quyết thủ tục đầu tư và thủ tục đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài” (Viết tắt là Cơ chế phối kết hợp)Tuy nhiên, xét riêng tại Tp. Hà Nội, cơ chế này đã không được đảm bảo thực hiện.

1. Cơ chế phối kết hợp theo quy định của pháp luật

Điều 24 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư quy định: Nhà đầu tư có quyền thực hiện các thủ tục đầu tư và đăng ký doanh nghiệp tại một đầu mối theo trình tự:

a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký đầu tư;

b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo ý kiến cho Cơ quan đăng ký đầu tư;

d) Trong trường hợp có yêu cầu điều chỉnh hoặc bổ sung hồ sơ đăng ký đầu tư hoặc hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo 01 lần về toàn bộ nội dung không hợp lệ cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ;

đ) Căn cứ hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đã tiếp nhận, Cơ quan đăng ký đầu tư và Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm phối hợp xử lý hồ sơ và trả kết quả cho nhà đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện thủ tục quy định này và các thủ tục khác có yêu cầu phối hợp giữa Cơ quan đăng ký đầu tư và Cơ quan đăng ký kinh doanh.

2. Thực tiễn áp dụng cơ chế phối kết hợp tại Tp. Hà Nội

Mặc dù đã có cơ chế phối hợp giữa Cơ quan đăng ký đầu tư và Cơ quan đăng ký kinh doanh trong việc thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư và thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ chế này không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện vì những lý do nhất định và nhà đầu tư vẫn phải thực hiện hai thủ tục này một cách riêng biệt như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư đăng ký dự án đầu tư tại Sở Kể hoạch và Đầu tư Tp. Hà Nội (Địa điểm tiến hành dự án đầu tư). Sau khi nhận được kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư tiếp tục thực hiện Bước 2.

Bước 2: Nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp thông qua thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh (Cơ quan trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hà Nội). Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi đã có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý: Nếu đăng ký những ngành nghề thuộc Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư thì trước khi tiến hành hoạt động, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện của ngành nghề đó.

 

Trên đây là lưu ý của chúng tôi khi Quý khách hàng muốn thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Để được tư vấn chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty luật TNHH An Phước

Địa chỉ: P408, tòa nhà F4, Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 04.3202.7979

Email: anphuoclaw@gmail.com

Liên hệ Luật Sư Liên hệ hỗ trợ qua Zalo Fanpage Facebook
024.222.55.266