Trang chủ Sở hữu trí tuệ Những điều cá nhân, doanh nghiệp cần biết về quyền sở hữu trí tuệ

Những điều cá nhân, doanh nghiệp cần biết về quyền sở hữu trí tuệ

Nếu như trước đây tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc, tài chính và cơ sở hạ tầng) của doanh nghiệp được được coi là tài sản chính có giá trị của doanh nghiệp thì trong những năm gần đây điều này đã thay đổi cơ bản. Các doanh nghiệp đang nhận ra tài sản vô hình (nguồn nhân lực; bí quyết ý tưởng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, …) thực sự đang trở nên có giá trị lớn hơn rất nhiều so với tài sản hữu hình.

Vì vậy, nhiều cá nhân, doanh nghiệp thậm chí là quốc gia đang đẩy mạnh tập trung phát triển trí tuệ của con người, đầu tư nghiên cứu tạo ra những sản phẩm mang tính sáng tạo, hữu ích đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đem lại giá trị lớn. Điều đó đặt ra, quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của con người cần được bảo hộ một cách chặt chẽ.

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

 

1. Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả:

  • Quyền tác giả là quyền đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tác phẩm được hiểu là sản phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, tác phẩm ghệ thuật, tác phẩm khoa học.

  • Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

 

​2. Quyền sở hữu công nghiệp:

  • Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
  • Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
  • Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
  • Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
  • Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
  • Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
  • Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

​​

3. Quyền đối với giống cây trồng:

  • Vật liệu nhân giống là cây hoặc bộ phận của cây có khả năng phát triển thành một cây mới dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng.
  • Vật liệu thu hoạch là cây hoặc bộ phận của cây thu được từ việc gieo trồng vật liệu nhân giống

 

Để những tài sản mang tính trí tuệ nêu trên được bảo vệ tốt nhất, cá nhân, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký xin cấp giấy chứng nhận hoặc văn bằng bảo hộ đối với tài sản sở hữu trí tuệ đó.

 

Để biết thêm thông tin về dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ cho Chúng tôi:

Công ty luật TNHH An Phước

Địa chỉ: P408, tòa nhà F4, Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 024.222.55.266

Email: anphuoclaw@gmail.com

Liên hệ Luật Sư Liên hệ hỗ trợ qua Zalo Fanpage Facebook
024.222.55.266